Dạy trẻ phát triển nhân cách tự nhiên, trưởng thành đúng hướng

    Dạy trẻ phát triển tự nhiên đúng cách ba mẹ cần cố gắng sẽ đem lại thành quả.

    Dạy trẻ phát triển nhân cách dù có cố gắng như thế nào cũng có rất nhiều chuyện không như ý mình. Hãy luôn cố gắng kiên trì và giữ niềm tin đối với con trẻ. Luôn đặt ra những câu hỏi dạy như thế nào cho đúng trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ. Dạy trẻ phát triển nhân cách là quá trình lâu dài, cần sự kiên nhẫn. Con của bạn sẽ đi đúng hướng nếu làm đúng cách.

    Trẻ luôn tự tin là niềm tự hào của ba mẹ

    Khen ngợi và dạy trẻ cách chia sẻ niềm vui trong quá trình dạy trẻ:

    • Khen quá nhiều sẽ trở nên dư thừa, gây áp lực cho trẻ. Nên khen đúng mức và đúng cách để trẻ cảm nhận lời khen có giá trị. Lời khen vô tội vạ chỉ tạo nên những đứa trẻ chỉ làm khi được khen.
    • Không phải trẻ làm đúng theo ý mình thì khen, làm không đúng theo ý thì trách mắng.
    • Lời khen nhẹ nhàng và ở mức độ vừa phải. Ví dụ như câu “làm như vậy là tốt đó”, “con đã làm rất đúng”…
    • Những việc mà trước đây trẻ chưa làm được, hãy khuyến khích và khen ngợi khi trẻ thực hiện được.
    • Hãy vui mừng chia sẽ niềm vui cùng con thay cho những lời khen ngợi quá mức.
    • Khi thấy trẻ thay đổi, hãy truyền đạt cho trẻ biết điều đó là tốt hay xấu. Và làm điều gì đó khác lạ so với thường ngày để trẻ nhận biết điều thay đổi đó.
    • Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác.
    • Khen ngợi trẻ nên đi kèm với cổ vũ, khích lệ.

    La mắng, giáo dục năng lực cho con đứng dậy:

    • Khi la mắng hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trong của trẻ. Nếu lời la mắng thành chỉ trích vô tình gây tổn thương cho trẻ, thậm chí tạo tính tự ti cho trẻ.
    • Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ. Vì làm vậy trẻ cảm thấy bị cô lập và nhút nhát. Nhưng cũng không nên bênh vực vì trẻ sẽ ỷ lại. Cần có hành đồng gì đó khiến trẻ cảm thấy được cảm thông, hiểu ra hành động của trẻ không đúng là đủ.
    • La mắng trẻ hãy xuất phát từ lòng yêu thương của cha mẹ.
    •  Hãy biết nói cảm ơn và xin lỗi. Xin lỗi con nếu nhận ra lời trách mắng quá đáng, hoặc trẻ làm đúng nhưng trách mắng không đúng. Làm vậy sẽ giáo dục cho trẻ biết cách nhận lỗi.
    • Không nên đào sâu sự việc khi la mắng trẻ. Tìm cách giúp trẻ nhận ra lỗi và sửa lỗi. Hãy ở bên cạnh trẻ trong quá trình trẻ sửa sai.
    • Cha mẹ nên kiềm chế, không nên nóng nảy tức giận quá mức. Phải biết điều khiển cảm xúc của mình.
    • Không nên so sánh trẻ với người khác khi khen ngợi hoặc la mắng.
    • Quan sát trẻ trước khi la mắng, nói về điểm tốt, cảm thông, chỉ ra sai cụ thể, giải pháp khắc phục.

    Kỷ luật, nên tảng giáo dục nhân cách:

    • Để trẻ tự dọn khi làm bẩn bàn học…
    • Để trẻ tự đi vệ sinh…
    • Để trẻ tự dọn thức ăn rơi vãi ra bàn.
    • Kỷ luật nhẹ nhàng với những sai nhỏ sẽ giúp trẻ hình thức trách nhiệm của bản thân.

    Hãy để trẻ phát triển tự nhiên trong quá trình dạy trẻ phát triển:

    • Đừng áp đặt những việc và trẻ không thể làm khác đi.
    • Để con tự quyết những việc nhỏ nhặt nhất.
    • Để trẻ được truyền đạt cảm nhận, cảm xúc của riêng mình.
    • Tạo môi trường phù hợp theo từng lứa tuổi để trẻ phát triển tự nhiên.
    • Tạo điều kiện để trẻ phát huy những điểm tốt của con.

    Nuôi dưỡng mối quan hệ giữa con người với con người thêm phong phú:

    • Cho trẻ tạo nhiều mối quan hệ với bạn bè xung quanh.
    • Tâm sự nhiều hơn với con, nói chuyện thất sự tự nhiên thoải mái với con như người bạn.
    • Tạo ra bầu không khí tốt để trẻ thổ lộ tâm sự của mình
    • Chỉ cách cho con trẻ bắt chuyện nhiều hơn với bạn bè, những người xung quanh.

    Dạy con phát triển trí thông minh cảm xúc

    Đánh giá