Đừng để trẻ nhút nhát khi trưởng thành chỉ vì bản thân chúng ta.

    Trẻ con như một trang giấy trắng, tương lai con như thế nào do cách ta đối xử hôm này.

    Trẻ nhút nhát đồng nghĩa với kém tự tin, thiếu quyết đoán sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai. Bạn đã bao giờ từng hỏi tại sao con mình nhút nhát chưa. Đã bảo giờ nghĩ đến khắc phục những điểm yếu này đẻ con trở thành thủ lĩnh đầy tự tin trong tương lai. Những nguyên nhân dưới đây có thể khắc phục được ngay lập tức tính nhút nhát của con.

    Trẻ nhút nhát do cha mẹ, người lớn nóng nảy, tức giân với con.

    • Sự mất kiểm soát cảm xúc của người lớn lại là nguyên nhân chính làm cho con trẻ sợ hãi. Đôi khi chỉ vì những việc nhỏ nhặt, những câu nói cáu gắt làm con giật mình, sợ hãi. Từ đó hình thành nỗi ám ảnh cho trẻ mà ta không hề hay biết.
    • Cha mẹ hãy cẩn trọng những cảm xúc nóng nảy, lớn tiếng với con cái. Hãy tự kiểm soát cảm xúc của mình tránh làm con giật mình, sợ hãi. Khi con lì lợm, sai trái, cha mẹ cần bình tĩnh nói chuyện với con, chỉ cho con biết điều sai trái. Trẻ con rất hư, nhưng cha mẹ đừng vội vàng trách con, sẽ có giải pháp nhẹ nhàng phù hợp.

    Cha mẹ hay coi thường, thất vọng về con làm trẻ nhút nhát, trở nên thiếu tự tin.

    • Nhiều lúc dán nhãn tiêu cực cho con tưởng chừng như vô hại. Không phải đâu nhé, khi trẻ không ngoan, không bằng trẻ cùng lứa tuổi mà bạn thật vọng về con, nói những câu không nên nói. Con sẽ cảm nhận và bị tổn thưởng, từ đó trẻ trở nhên nhút nhát, thiếu tự tin về bản thân.
    • Khi con trẻ chưa tốt ở khía cạnh nào đó cha mẹ khoan vội chê bai, bình phẩm con. Chúng ta cũng không thể hoàn hảo về tất cả mọi mặt, trên thực tế hãy dùng biện pháp khuyến khích, khen thưởng sẽ giúp con tiến bộ.

    Tiết kiệm quá mức cũng làm con trở nên nhút nhát hình thành khái niệm nghèo từ nhỏ.

    • Tiết kiệm là rất tốt, nhưng tiết kiệm quá mức là keo kiệt. Tưởng chừng như dạy con biết tiết kiệm, nhưng dè xén quá mức con sẽ có khái niệm nghèo. Khi nhìn những đứa trẻ khác có đầy đủ hơn con sẽ trở nên tự ti, nãy sinh những ý định không hay. Những đứa trẻ bị cha mẹ dè xén chi tiêu vô hình dung hình thành tầm nhìn hạn hẹp, đi đâu cũng cảm thấy mình thua kém và chịu áp lực tâm lý.
    • Hãy thoáng hơn trong chi tiêu với con cái đúng cách, đúng lúc và thật khéo léo. Để con biết được giá trị của tiền bạc và dùng nó hợp lý hơn là tiết kiệm.

    Bảo vệ con quá mức khiến trẻ nhút nhát và thiếu tự tin trong cuộc sống.

    • Đừng làm mọi thứ cho con, hãy để trẻ tự làm những thứ có thể làm trong độ tuổi.
    • Bảo vệ con quá mức khiến con không có khả năng thích nghi với môi trường, tính sinh tồn. Khi lớn lên trẻ thiếu tự chủ và thiếu trách nhiệm với bản thân.

    2 COMMENTS

    Đánh giá