Hành vi ngăn cản con phát triển tố chất lãnh đạo ba mẹ nên biết

    Con thành đạt ba mẹ hạnh phúc, con thành công ba mẹ tự hào hơn ai hết.

    Tố chất lãnh đạo được hình thành từ những hành vi nhỏ nhất. Do vậy ba mẹ cần chú ý tránh đẻ ảnh hưởng đến sự thành công của con trong tương lai. Sau đây là những yếu tố ba mẹ vo tình ngăn cản phát triển tố chất lãnh đạo của con.

    Bố mẹ cần giúp con phát triển tố lãnh đạo bằng cách chấp nhận.

    Bố mẹ không để con gặp rùi ro cản trở phát triển tố chất xử lý rủi ro

    • Chúng ta đang sống trong một môi trường mà mọi thứ đều nguy hiểm. Ba mẹ bảo vệ con cái là chuyện rất bình thường. Tuy vậy ba mẹ không cho con chơi đùa bên ngoài, trải nghiệm cảm giác đau khi vấp ngã, cháy máu chân chúng sẽ ám ảnh khi trưởng thành.
    • Trẻ con vấp ngã là chuyện bình thường, vì khi trưởng thành chúng sẽ gặp rất nhiều trắc trở. Ví dụ như điểm kém, chia tay với người yêu, chúng cần phải được rèn luyện trải qua nỗi đau từ khi còn nhỏ.
    • Ba mẹ luôn bảo vệ con, chúng không trải nghiệm được thực tế những điều đó. Chúng sẽ dần kêu ngạo, hạ thấp lòng tự trọng. Ba mẹ cần chú ý điều này nha.

    Giải cứu hoặc giúp đỡ trẻ ngay lập tức khiến chúng ỷ lại, đó không phải là nhà lãnh đạo trong tương lai.

    • Việc giúp đỡ trẻ ngay lập tức khiến chúng dần mất đi khả năng tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Chúng sẽ hình thành suy nghĩ luôn có người khác giúp đỡ, khiến chúng mất khả năng tự chủ, tính trách nhiệm và hay ỷ lại.
    • Ba mẹ cần lưu ý, khi con xảy ra vấn đề cần bình tĩnh quan sát xem con xử lý thế nào trước. Sau đó hãy suy xét thật cẩn thận xem vấn đề này con có thể tự giải quyết hay không ? kế đến mới gợi ý cho con giải quyết vấn đề. Đương nhiên với trường hợp nguy hiểm không phải xử lý như thế nhé.

    Giúp con phát triển tố chất lãnh đạo bằng tình yêu đúng cách.

    Ba mẹ cuồng con quá mức khiến chúng tự cao dẫn đến hành vi sai lầm

    • Con thường nghĩ rằng ba mẹ thấy chúng là tuyệt vời, khi ba mẹ cuồng con quá mức, dễ dàng chấp nhận thành tích con đạt được khiến chúng hình thành tính tự cao.
    • Khi bố mẹ cuồng con quá mức khiến chúng hay có những hành vi gian lận, nói dối, né tránh thực tế. Bởi vì chúng không học được cách đối diện với khó khăn và thất bại trong cuộc đời.

    Khen thưởng con quá nhiều khiến con dễ bằng lòng làm suy mòn tố chất lãnh đạo

    • Lạm dụng khen thưởng quá mức khiến chúng hình thành tính vòi vĩnh, khi có kết quả là phải có quà, hoặc không có thưởng thì không làm. Việc này khiến chúng không hình thành tính tự giác và tính trách nhiệm với bản thân.
    • Bố mẹ muốn ken thưởng con cần phải suy nghĩ thật kỹ, xem vấn đề đó con đã cố gắng để đạt được. Khen thưởng không nhất thiết là vật chất mà có thể là lời khen, hoặc một điều gì đó con muốn. Nhưng phải đặt ra mục tiêu để con có được nó. Tuy nhiên không lạm dụng quá mức việc khen thưởng bằng vật chất lẫn tinh thần.

    Giúp con hình thành tố chất lãnh đạo bằng sự noi gương cho con trẻ

    Hãy chia sẽ về những thất bại của bản thân để con trải nghiệm

    • Bố mẹ nên chia sẽ những sai lầm của bản thân với con cái, từ đó chúng sẽ có được những bài học quý giá. Ngoài ra, nó sẽ giúp trẻ suy nghĩ về hậu quả trước khi quyết định làm điều gì đó. Sẽ hình thành lên tư duy và hình dung trước kiểm soát rủi ro.
    • Khi không chia sẽ về thất bại, con sẽ không học được cách đưa ra lựa chọn tốt hơn. Hoặc trẻ sẽ không tư duy giải pháp tốt để tránh rủi ro.

    Trí thông minh và năng khiếu không phải quan trọng nhất để có tố chất lãnh đạo

    • Khi thấy những đứa trẻ khác học giỏi hơn, chơi thể thao tốt hơn. Ba mẹ thưởng nghĩ rằng con người ta giỏi thơn, thông minh hơn. Để có kết quả đó, chúng phải trải qua quá trình tập luyện không ngừng nghỉ. Do đó ba mẹ không nên vội vàng chê con mình không bằng con người ta.
    • Hãy đẻ trẻ phát triển đam mê của mình, và giúp chúng phát triển tốt những đam mê đó bằng cách ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Khuyến khích chúng, quan sát và cùng tiến với đam mê của con.

    Hãy hành động để con phát triển tố chất lãnh đạo trong tương lai

    • Hãy cho phép trẻ trải nghiệm, tò mò, để chúng thử cảm giác thất bại.
    • Chia sẽ với con những rủi ro trong tương lai nếu chúng không tuân thủ kỷ luật.
    • Hãy kiên trì với con, không nên hài lòng quá sớm.
    • Dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của bản thân. Mọi thứ cần phải đánh đổi, không ai làm cho con mọi thứ.
    • Tạo điều kiện cho con kết bạn với những người giỏi hơn để chúng phấn đấu và phát triển bản thân.
    • Tạo điều kiện cho con phát triển thế mạnh của chính mình. Dạy cho chúng biết chấp nhận và vượt qua thất bại.
    • Thảo luận với con về tương lại, về những điều muốn đạt được cần phải trải qua rèn luyện.
    • Dạy cho con kỹ năng sống để con nhận thức và dám đương đầu với thử thách.

    Đánh giá